Cửu huyền:
Nghĩa là 9 đời hay 9 thế hệ:
1. Cao Tổ: Ông sơ
2. Tằng tổ: Ông cố
3. Tổ phụ: Ông nội
4. Phụ: Cha
5. Bản thân
6. Tử: Con trai
7. Tôn: Cháu nội
8. Tằng tôn: Chắt (cháu cố)
9. Huyền tôn: Chít (cháu sơ)
Thất Tổ gồm có:
7. Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ
6. Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ
5. Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ
4. Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ
3. Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ
2. Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ
1. Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ
Truyền thống ở gia đình Việt Nam chúng ta thường chỉ thờ cúng Cửu huyền, còn Thất tổ thì chỉ dành cho vua chúa mới được thờ cúng.
Cửu huyền thì tính từ bản thân mình làm mốc, trên chúng ta có 4 thế hệ và dưới có 4 thế hệ. Chúng ta thờ 4 thế hệ ở trên thì không có gì phải suy nghĩ, nhưng tại sao lại phải thờ thêm 4 thế hệ ở dưới?
Bởi vì, cuộc sống là một chuỗi mốc xích tương quan với nhau và trùng trùng duyên khởi.
Chúng ta thờ cúng 4 thế hệ ở trên là những người này đã có công sanh, nuôi dưỡng và xây dựng sự nghiệp cho chúng ta nên người, do đó chúng ta phải thờ cúng để tưởng nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục, uống nước nhớ nguồn.
Trong kiếp luân hồi đâu ai biết được con cháu của chúng ta trong tương lai sau này chính là ông bà cha mẹ của chúng ta đầu thai vào. Nếu cha mẹ đời trước làm việc phước thiện thì con cháu đời sau hưởng, còn đời trước tạo ác nghiệp thì đời sau phải chịu quả báo. Do vậy, chúng ta thờ cúng 4 thế hệ sau là để nhắc nhở cho chúng ta kiếp hiện tại này phải làm những điều phước thiện và tin hiểu luật nhân quả 3 đời: quá khứ – hiện tại – vị lai đều có mối quan hệ với nhau. Dân gian có câu: “Đời cha ăn mặn, đời con uống nước” hoặc câu: “Nhứt nhơn tác phước thiên nhơn hưởng, độc thọ khai hoa vạn thọ hương”.
Bạn không cần phải mang chân nhang từ lư hương gốc về thờ đâu, bởi vì khi bạn khởi tâm thờ cúng bà thì vong hồn của bà đã chứng giám lòng thành của bạn rồi. Hơn nữa, việc thờ cúng chỉ là để tưởng nhớ công ơn thôi, chứ việc chính của chúng ta là làm nhiều điều phước thiện để hồi hướng công đức cho bà được vãng sanh thế giới an lành. Khi tim ngừng đập thì thân tứ đại (đất nước gió lửa) trả về cho cát bụi, bạn không nên thờ cốt trên bàn thờ, làm như vậy không đúng với tinh thần của người học Phật và theo quy luật tự nhiên.
Bạn chỉ cần trang trí bàn thờ sao cho đẹp, hài hòa và trang nghiêm là tốt rồi. Chân nhang thắp xong thì phải rút đem đi bỏ hết cho sạch sẽ, chứ không thì rất nguy hiểm. Di ảnh của bà thờ phía dưới thấp hơn bài vị Cửu huyền một tí là được.